Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách phòng ngừa an toàn nhất

Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, chủ yếu lây lan qua vết đốt của muỗi vằn. Với tỷ lệ tử vong lên đến 30%, bệnh không chỉ đe dọa tính mạng mà còn để lại nhiều di chứng nghiêm trọng và vĩnh viễn cho những người sống sót, như rối loạn tâm thần, liệt, và co giật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, cách nhận biết các triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản, cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tổng quan về bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não nhật bản là gì?

Viêm não nhật bản
Viêm não nhật bản là gì?

Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis Virus – JEV) gây ra [1]. Virus này lây qua đường máu, do muỗi vằn (muỗi Culex) đốt hút máu động vật nhiễm virus rồi đốt người, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, nơi có nhiều ruộng lúa và ao hồ, môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi.

Viêm não Nhật Bản có thể gây viêm nhiễm não, dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, co giật, rối loạn thần kinh và trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng vĩnh viễn như rối loạn tâm thần, liệt hoặc động kinh.
Mặc dù viêm não Nhật Bản có triệu chứng là hiếm gặp, nhưng tỷ lệ tử vong ở những người bị viêm não có thể lên đến 30%. Các di chứng vĩnh viễn về thần kinh, nhận thức và hành vi xảy ra ở 30–50% những người mắc viêm não.

Đây là một bệnh lý phổ biến ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Viêm não Nhật Bản thường xảy ra nhiều ở các khu vực nông thôn và vùng ven đô thị, nơi có môi trường thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, đặc biệt là các vùng có nhiều ruộng lúa, ao hồ, vũng nước đọng.

Một số tỉnh thành ở miền Bắc như Hà Nội, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng là những nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao. Bên cạnh đó, các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, nhất là vào mùa mưa và mùa hè (tháng 5 đến tháng 8) khi điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của muỗi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản

Nguyên nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản
Nguyên nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản

Nguyên nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản là do virus viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis Virus – JEV), thuộc họ Flaviviridae. Virus này lây truyền chủ yếu qua vết đốt của muỗi vằn (muỗi Culex), đặc biệt là loài Culex tritaeniorhynchus, sống nhiều ở các khu vực có môi trường ẩm ướt, gần ao hồ, ruộng lúa và chuồng trại chăn nuôi gia súc.

Virus viêm não Nhật Bản có kích thước từ 15 đến 22 đến 50 nanomet, và không chịu được nhiệt độ cao. Nó sẽ bị bất hoạt sau 30 phút ở nhiệt độ 56°C hoặc chỉ trong 2 phút khi đạt 100°C. Tuy nhiên, virus này có thể sống sót trong nhiều năm nếu được bảo quản ở điều kiện đông lạnh.

Chu trình lây truyền của virus viêm não Nhật Bản thường liên quan đến lợn và chim nước, là những vật chủ trung gian. Muỗi vằn đốt các vật chủ này bị nhiễm virus, sau đó khi đốt người, muỗi truyền virus vào cơ thể người. Bệnh viêm não Nhật Bản thường không lây trực tiếp từ người sang người.

Môi trường sống và điều kiện khí hậu ở các khu vực nông thôn, đặc biệt trong mùa mưa, là những yếu tố thuận lợi để muỗi sinh sôi và tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Đối tượng dễ bị viêm não Nhật Bản

Đối tượng dễ bị viêm não Nhật Bản
Đối tượng dễ bị viêm não Nhật Bản
  • Trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là các bé từ 5 đến 9 tuổi, là nhóm dễ bị mắc nhất vì hệ miễn dịch của các em chưa hoàn thiện.
  • Người chưa tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản: Bất kỳ ai, dù là trẻ em hay người lớn, chưa tiêm phòng đều có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Người sống hoặc đi du lịch đến khu vực có dịch: Những người sống ở vùng đang có dịch hoặc đi đến nơi đang lưu hành viêm não Nhật Bản dễ bị lây nhiễm.
  • Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch lớn trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.

Tổng quan các triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản có 4 giai đoạn chính cần nắm rõ các triệu chứng để phát hiện và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh viêm não Nhật Bản
Giai đoạn ủ bệnh viêm não Nhật Bản

Giai đoạn ủ bệnh của viêm não Nhật Bản thường kéo dài từ 5 đến 15 ngày sau khi bị muỗi vằn mang virus đốt. Trong thời gian này, virus phát triển và nhân lên trong cơ thể nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không nhận ra mình đã nhiễm virus cho đến khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, chẳng hạn như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, và sau đó có thể tiến triển thành các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như co giật, mất ý thức, và rối loạn thần kinh.

Giai đoạn khởi phát bệnh

Giai đoạn khởi phát bệnh viêm não Nhật Bản
Giai đoạn khởi phát bệnh viêm não Nhật Bản

Giai đoạn khởi phát của bệnh viêm não Nhật Bản diễn ra sao khi số lượng virus đã đạt số lượng nhất định, trong thời gian này các triệu chứng đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Trong 1 – 2 ngày đầu, có thể xuất hiện các biểu hiện như: cổ cứng, cơ bắp căng cứng, khó khăn trong việc điều khiển cử động mắt, mất tỉnh táo, hoặc phản xạ gân xương trở nên quá mức.

Các biểu hiện ban đầu có thể bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột: Thường sốt lên tới 39–40°C.
  • Đau đầu dữ dội: Người bệnh cảm thấy đau đầu mạnh và liên tục.
  • Buồn nôn và nôn mửa: Kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Có thể xảy ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Mệt mỏi, uể oải: Người bệnh có cảm giác yếu mệt, thiếu sức lực.

Ở giai đoạn này, các triệu chứng có thể nhầm lẫn với những bệnh lý khác, nhưng bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về thần kinh.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát viêm não Nhật Bản
Giai đoạn toàn phát viêm não Nhật Bản

Giai đoạn toàn phát của bệnh viêm não Nhật Bản thường diễn ra từ ngày thứ 3 – 4 đến ngày thứ 6–7 sau khi các triệu chứng khởi phát. Trong giai đoạn này, bệnh tiến triển nghiêm trọng với các dấu hiệu tổn thương não và thần kinh khu trú là nổi bật nhất. Bệnh nhân không chỉ không thuyên giảm mà các triệu chứng còn trở nên nặng hơn. Người bệnh có thể từ trạng thái mê sảng kích thích ban đầu dần rơi vào hôn mê sâu.

Ngoài ra, các rối loạn thần kinh thực vật cũng xuất hiện rõ rệt, làm cho người bệnh vã mồ hôi nhiều, da thay đổi màu sắc từ đỏ sang tái, nhịp tim nhanh bất thường và huyết áp tăng. Các vấn đề về hô hấp cũng phát sinh, như rối loạn nhịp thở, gây nguy cơ suy hô hấp nếu không được can thiệp kịp thời.

Trong giai đoạn này, nhiều bệnh nhân còn gặp phải các biểu hiện thần kinh nghiêm trọng như cuồng sảng, ảo giác và tăng trương lực cơ, khiến cơ thể trở nên co cứng, nằm co quắp, và giật rung các cơ mặt và chi. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể rơi vào trạng thái định hình, giữ nguyên tư thế trong thời gian dài, một dấu hiệu cho thấy sự tổn thương nghiêm trọng của hệ thần kinh.

Việc phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ tử vong và hạn chế các di chứng về sau. Nếu không được chăm sóc đúng cách, viêm não Nhật Bản có thể để lại những hậu quả nặng nề, bao gồm rối loạn tâm thần, liệt, hoặc thậm chí là tử vong.

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn lui bệnh viêm não Nhật Bản thường bắt đầu từ ngày thứ 8 trở đi. Trong giai đoạn này, nếu bệnh nhân không gặp phải tình trạng bội nhiễm, nhiệt độ cơ thể sẽ dần hạ xuống và hết sốt vào khoảng ngày thứ 10. Các triệu chứng rối loạn thần kinh và tổn thương não cũng bắt đầu thuyên giảm nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, dù bệnh đã lui, một số người bệnh vẫn có thể phải chịu đựng các di chứng kéo dài suốt đời như điếc hoặc liệt chi, làm suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Các biến chứng của viêm não Nhật Bản

Các biến chứng của viêm não Nhật Bản
Các biến chứng của viêm não Nhật Bản

Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phế quản, viêm phổi.
  • Viêm bể thận – bàng quang.
  • Loét nhiễm trùng.
  • Rối loạn chuyển hóa.
  • Rối loạn tâm thần.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp những di chứng muộn xuất hiện sau vài năm hoặc vài chục năm như động kinh và Parkinson.

Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao, trung bình 30% (25-35%) ở các nước nhiệt đới, và 50% người bệnh sống sót sẽ chịu di chứng thần kinh – tâm thần. Tử vong thường xảy ra trong những ngày đầu, khi người bệnh rơi vào hôn mê sâu, co giật và tổn thương hành não. Vì vậy, cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện triệu chứng viêm não Nhật Bản để điều trị kịp thời [2].

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm não Nhật Bản

Nắm các thông tin cần thiết về chẩn đoán điều trị bệnh để, theo dõi và điều trị đúng phương pháp giảm nguy cơ gặp biến chứng của bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Phương pháp chẩn đoán bệnh
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản

Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên các triệu chứng lâm sàng và tiền sử dịch tễ của bệnh nhân, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu. Các triệu chứng của viêm não Nhật Bản thường bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột
  • Đau đầu dữ dội
  • Co giật, lú lẫn, hoặc hôn mê
  • Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như yếu cơ, liệt Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khoảng 5 đến 15 ngày kể từ khi bị nhiễm virus do muỗi cắn.

Xét nghiệm dịch não tủy (CSF): Phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán viêm não Nhật Bản là lấy mẫu dịch não tủy qua chọc dò thắt lưng để tìm kiếm các dấu hiệu viêm màng não hoặc viêm não, bao gồm:

  • Tăng lượng protein
  • Tăng bạch cầu (chủ yếu là bạch cầu lympho)
  • Đường máu thường không thay đổi Xét nghiệm này giúp loại trừ các nguyên nhân khác của viêm não như nhiễm khuẩn hoặc nấm.

Xét nghiệm huyết thanh học (Serology): Xét nghiệm huyết thanh nhằm phát hiện kháng thể chống lại virus viêm não Nhật Bản (JEV).

Có hai loại xét nghiệm huyết thanh chính:

  • Xét nghiệm IgM: Phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu chống lại JEV, thường xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi nhiễm bệnh. Đây là phương pháp chẩn đoán nhanh và có độ chính xác cao.
  • Xét nghiệm ELISA: Là phương pháp phổ biến để phát hiện IgM trong cả huyết thanh và dịch não tủy.

Xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction): Xét nghiệm PCR được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của vật liệu di truyền của virus trong mẫu máu hoặc dịch não tủy. Mặc dù PCR rất nhạy, nhưng virus JEV chỉ tồn tại trong máu trong một khoảng thời gian ngắn, do đó xét nghiệm này có thể âm tính nếu thực hiện muộn sau khi nhiễm.

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Các phương pháp này được sử dụng để kiểm tra các tổn thương ở não, đặc biệt là ở vùng đồi thị (thalamus), hạch nền (basal ganglia), và thân não. Những tổn thương này có thể cho thấy dấu hiệu của viêm não.

Hướng dẫn điều trị

Hướng dẫn điều trị
Hướng dẫn điều trị viêm não

Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể như sau:

  • Kiểm soát phù não: Truyền dung dịch manitol 20%, kết hợp với corticoid nếu cần, để tăng áp lực thẩm thấu, giúp ngăn chặn tình trạng tích tụ dịch trong lòng mạch và giảm áp lực tác động lên các tế bào não.
  • An thần: Sử dụng các thuốc an thần như seduxen nhằm kiểm soát tình trạng kích động, bảo vệ chức năng của não bộ không bị ảnh hưởng thêm.
  • Giảm sốt: Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao, người nhà có thể dùng biện pháp chườm ấm ở vùng bẹn và nách, kết hợp với thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hỗ trợ hô hấp: Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp thở cần được hỗ trợ bằng việc cung cấp oxy kịp thời.
  • Bù nước và cân bằng điện giải: Bệnh nhân bị sốt cao thường dễ mất nước và rối loạn điện giải, do đó cần bổ sung nước và điện giải đầy đủ để tránh các biến chứng do mất nước.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng thứ phát: Sử dụng kháng sinh dự phòng và giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là da và răng miệng, để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: Bệnh nhân cần được cung cấp đủ dưỡng chất, tăng cường vitamin và khoáng chất, nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường sức đề kháng trong thời gian bị bệnh [3].

Việc chăm sóc hỗ trợ này đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn và giảm nguy cơ biến chứng.

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất – Viêm não nhật bản

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là không tiếp xúc với tác nhân truyền bệnh muỗi Culex. Để thực hiện hãy cùng tham khảo một số cách bên dưới.

Lắp đặt cửa lưới chống muỗi phòng muỗi từ bên ngoài

Lắp đặt cửa lưới chống muỗi phòng muỗi từ bên ngoài
Lắp đặt cửa lưới chống muỗi phòng muỗi từ bên ngoài

Sử dụng cửa lưới chống muỗi lắp đặt ở các vị trí cửa ra vào, cửa phụ, cửa sổ hay các khu vực tiếp giáp với bên ngoài mà muỗi bay vào được. Biện pháp này nhằm ngăn chặn muỗi xâm nhập từ ngoài chặn nguồn truyền bệnh viêm não Nhật Bản vào nhà.

Cửa lưới với thời gian sử dụng và độ hiệu quả cao, tuổi thọ sử dụng từ 5 – 10 năm nếu được lắp đặt và bảo dưỡng đúng cách. Đây là giải pháp tiết kiệm công sức cũng như chi phí cho việc chống muỗi.

Ngoài ra cửa lưới còn tạo môi trường thông thoáng, lưu thông không khí hiệu quả không làm cho ngôi nhà bị ngột ngạt, lấy gió và ánh sáng tự nhiên. Chưa hết nó còn tạo sự thẩm mỹ tiện nghi cho ngôi nhà.

Mời bạn tham khảo một số mẫu cửa lưới tại Việt Thống

Miễn phí khảo sát và gửi mẫu cửa lưới tại TPHCM
Đặt lịch khảo sát và gửi mẫu miễn phí tại nhà ngay hôm này

Các cách chống muỗi khác

Các cách chống muỗi khác
Các cách chống muỗi khác như ngủ màn
  • Sử dụng màn khi ngủ.
  • Mặc đồ dài che kín tay chân.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, tránh để nước đọng lại, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi.
  • Trồng cây đuổi muỗi trong vườn hoặc đặt trong nhà, sử dụng các biện pháp đuổi muỗi tự nhiên.
  • Đặt chuồng trại chăn nuôi cách xa khu vực sinh sống.
  • Không để trẻ nhỏ chơi gần chuồng trại, đặc biệt là khu vực nuôi gia súc.
  • Hướng dẫn và tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ.
  • Cách ly người bệnh để tránh lây lan.

Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh lây truyền qua muỗi bị nhiễm virus khi đốt động vật, chủ yếu là lợn và chim, sau đó đốt người.
Trả lời: Như thông tin đã đề cặp bên trên Giai đoạn ủ bệnh của viêm não Nhật Bản thường kéo dài từ 5 đến 15 ngày sau khi bị muỗi vằn mang virus đốt.
Trả lời: Viêm não Nhật Bản do muỗi Culex truyền, chủ yếu là muỗi Culex tritaeniorhynchus.
Trả lời: Người bị viêm não nên ăn thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp, và các loại thực phẩm mềm. Nên bổ sung đầy đủ protein (thịt, cá, trứng), vitamin, khoáng chất từ rau củ và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng. Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ và khó tiêu.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình trước căn bệnh nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận biết triệu chứng sớm, và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sử dụng cửa lưới là vô cùng quan trọng. Từ việc cải thiện vệ sinh môi trường sống, che chắn cơ thể khi tiếp xúc với muỗi, tất cả đều đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Hãy nâng cao nhận thức và hành động ngay từ hôm nay để đảm bảo một môi trường an toàn, không có nguy cơ bùng phát viêm não Nhật Bản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger Zalo Hotline