Phải xử lý như thế nào khi rắn “ở nhờ” nhà bạn. Đừng hoảng hốt hãy cùng Việt Thống xem qua các cách đuổi rắn ra khỏi nhà của bạn một cách an toàn và nhanh chóng. Đừng bắt hay đập chúng vì chúng có thể gây nguy hiểm cho bạn.
Mục lục nội dung:
Vì sao rắn vào nhà trú ngụ?
Rắn tìm đường vào nhà để trú ngụ vì những lý do rất đơn giản. Chúng là loài vật yêu thích sự an toàn và thường tìm kiếm những nơi cung cấp đủ thức ăn, nước uống và sự bảo vệ khỏi các mối đe dọa từ các loài khác. So với môi trường bên ngoài, ngôi nhà của bạn đáp ứng hoàn hảo các yêu cầu này của chúng. Đặc biệt, trong giai đoạn lột da, rắn trở nên rất nhạy cảm và ưu tiên chọn những nơi hoàn toàn an toàn, hơn là những nơi có thể dễ dàng kiếm mồi.
Những dấu hiệu nhận biết khi rắn vào nhà
Rắn có thể lẻn vào nhà bạn mà không gây ra bất kỳ tiếng động hay dấu hiệu nào, trừ khi bạn đã lắp đặt hệ thống cảnh báo rắn trong vườn và nhà. Bản năng sinh tồn của chúng là ẩn mình hoàn toàn và chỉ tấn công khi cảm thấy bị đe dọa.
Việc phát hiện sớm sự xuất hiện của rắn trong nhà là rất quan trọng để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn.
Một số dấu hiệu trực tiếp:
Nhìn thấy rắn:Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy rắn đang có mặt trong nhà bạn. Rắn có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trong nhà, nhưng thường hay lui đến những nơi tối tăm, kín đáo như gác mái, hầm, kho, gầm tủ,…
Phát hiện xác rắn: Nếu bạn nhìn thấy xác rắn trong nhà, thì đây là dấu hiệu cho thấy rắn đã từng hoặc đang có mặt tại đây.
Dấu vết di chuyển: Rắn di chuyển bằng cách bò sát, vì vậy bạn có thể phát hiện dấu vết của chúng trên nền nhà, bụi bặm, khu vực đất trống,… Dấu vết di chuyển của rắn thường có hình dạng vệt ngoằn ngoèo, uốn lượn.
Âm thanh: Một số loài rắn có thể phát ra tiếng kêu hoặc tiếng rít khi di chuyển hoặc cảm thấy bị đe dọa.
Thêm vào đó, có một số đặc điểm môi trường giúp nhận biết nơi có nhiều rắn như:
- Khu vực đất trống và hoang vắng.
- Vùng đồng hoặc bụi rậm có ít động vật nhưng nhiều chuột.
- Vườn có hồ, gỗ, đá hoặc các đống gạch vụn, là những nơi rắn thích ẩn nấp.
- Vườn có cỏ cao và không được dọn dẹp, vì da của rắn dễ bị kích thích khi tiếp xúc với các loại cỏ này.
Cách xử lý khi rắn vào nhà của bạn
Khi gặp tình huống rắn vào nhà, điều quan trọng nhất là GIỮ BÌNH TĨNH và làm theo các bước sau để xử lý an toàn:
- Giữ khoảng cách: Không nên tiếp cận quá gần con rắn. Rắn có thể phản ứng phòng vệ và tấn công nếu bị đe dọa.
- Xác định loại rắn: Nếu có thể, hãy cố gắng nhận diện loại rắn. Nếu là rắn độc, bạn cần phải hết sức cẩn thận và gọi đội cứu hộ động vật hoang dã hoặc lực lượng chuyên trách để xử lý.
- Tạo đường thoát cho rắn: Mở cửa hoặc cửa sổ gần đó để rắn có thể tự di chuyển ra ngoài. Nếu rắn cảm thấy có lối thoát, nó có thể tự rời đi mà không cần can thiệp.
- Không đuổi hoặc kích động rắn: Tránh việc rượt đuổi hoặc ném đồ vật vào rắn, điều này có thể khiến rắn cảm thấy bị đe dọa và trở nên nguy hiểm hơn.
- Dọn dẹp nhà cửa: Sau khi con rắn đã rời đi, kiểm tra kỹ lưỡng ngóc ngách trong nhà để đảm bảo không có con rắn nào khác. Bạn cũng nên dọn dẹp những khu vực như bụi cây, lùm cỏ gần nhà vì đây là nơi rắn thường ẩn náu.
- Gọi cứu hộ hoặc người trợ giúp: Liên hệ với cứu hộ động vật hoang dã, trung tâm kiểm soát động vật, hoặc người trợ giúp. Đừng cố tự bắt nếu bạn không có kinh nghiệm.
Cách đuổi rắn ra khỏi nhà NHANH CHÓNG và AN TOÀN nhất
Rắn tuy không thường xuyên xuất hiện trong nhà nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho con người, đặc biệt là trẻ em. Do đó, việc áp dụng các biện pháp đuổi rắn ra khỏi nhà một cách hiệu quả và an toàn là vô cùng cần thiết.
Trồng cây đuổi rắn: Một số loại cây có mùi hương mà rắn ghét như sả, tía tô, lăng nhạn,… có thể được trồng xung quanh nhà để ngăn chặn rắn xâm nhập. Có một loài cây dù nó không có tinh dầu mà chúng ta ngửi thấy mà vẫn có công dụng đuổi rắn tốt đó là cây lưỡi hổ. Nên trồng 1 2 cây lưỡi hổ xen trong sân vườn hoặc trước cửa ra vào để vừa lọc không khí mang lại phong thủy tốt cũng như đuổi rắn không dám vào phòng.
Sử dụng tinh dầu: Rắn cũng không thích mùi hương của một số loại tinh dầu như tinh dầu sả, tinh dầu quế, tinh dầu chanh,… Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào bông gòn và đặt ở những nơi rắn thường lui tới.
Dùng hỗn hợp xua đuổi rắn: Trộn hỗn hợp gồm muối, tỏi, ớt, và nước theo tỷ lệ phù hợp, sau đó phun hoặc rắc hỗn hợp này xung quanh nhà, đặc biệt là ở những nơi rắn thường xuất hiện.
Sử dụng vôi bột: Rắn rất sợ vôi bột vì nó làm khô da chúng. Bạn có thể rắc vôi xung quanh nhà, các lối ra vào hoặc những nơi bạn nghi ngờ có rắn để phòng rắn vào nhà.
Sử dụng bột lưu huỳnh: Bột lưu huỳnh có mùi hôi đặc trưng mà rắn rất ghét. Rắc bột lưu huỳnh ở các cửa ra vào, cửa sổ hoặc nơi có khả năng rắn xâm nhập. Nhưng lưu ý biện pháp này do bột lưu huỳnh có mùi và có thể gây độc.
Sử dụng bẫy rắn: Có thể đặt bẫy rắn ở những khu vực bạn nghĩ rắn sẽ đi qua. Những bẫy này có thể được mua hoặc tự làm tuy nhiên bạn cần nhận biết chính xác hoặc xác nhận các dấu hiệu cho thấy có sự xuất hiện của rắn trong nhà bạn để phương án này hiệu quả.
Những cách phòng ngừa rắn bò vào nhà
Giữ nhà cửa sạch sẽ: Rọn dẹp thức ăn thừa, rác thải, và các vật dụng phế thải để hạn chế thu hút chuột, thằn lằn – nguồn thức ăn của rắn.
Bảo quản thực phẩm cẩn thận: Đậy kín thùng rác, hộp đựng thức ăn, và các nguồn nước để tránh rắn xâm nhập.
Loại bỏ nước đọng: Loại bỏ các vũng nước đọng trong nhà và xung quanh nhà để hạn chế nguồn nước cho rắn.
Bịt kín các khe hở: Sử dụng lưới thép, xi măng,… để bịt kín các khe hở, lỗ thông hơi, đường ống nước,… là những nơi rắn có thể xâm nhập vào nhà.
Lắp đặt hàng rào: Lắp đặt hàng rào hoặc lưới xung quanh nhà để ngăn chặn rắn bò vào.
Nuôi mèo: Mèo là loài động vật săn mồi tự nhiên của rắn, do đó nuôi mèo trong nhà cũng có thể giúp đuổi rắn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cửa lưới chống muỗi và côn trùng. Đây là loại cửa lưới được thiết kế chống được các loại côn trùng nhỏ nhất như muỗi, ruồi, kiến và cũng có thể ngăn chặn rắn xâm nhập vào nhà của bạn. Vậy nên khi lắp đặt chúng ngôi nhà vẫn thông thoáng gió mà vẫn có thể ngăn chặn được sự tấn công của cá loài vật nguy hiểm trên.