Bạn có biết tuổi thọ của muỗi bao lâu và vòng đời của chúng như thế nào không? Nếu chưa hãy cùng Việt Thống tìm hiểu để biết thêm thông tin mới hữu ích thuận thuận tiện cho việc phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Mục lục nội dung:
Tuổi thọ của muỗi là bao lâu?
Trong điều kiện bình thường tuổi đời của muỗi cái lâu hơn và trung bình một con muỗi cái tuổi thọ kéo dài trong khoảng 2 tháng, còn đối với điều kiện phòng thí nghiệm có thể kéo dài lên đến 3 tháng và mức độ sinh sản từ 6 đến 8 lần. Sau khi thực hiện nhiệm vụ sinh sản 50% muỗi cái sẽ chết.
Tuy nhiên đối với muỗi đực chúng có thời gian sống ít hơn nhiều so với muỗi cái, là sau mỗi lần giao phối chúng chỉ có thể sống thêm được từ 10 đến 15 ngày rồi sẽ chết. Cụ thể muỗi cái sẽ sống từ 42 – 56 ngày còn muỗi đực sống 10 ngày.
Đây là lời giải đáp cho ai còn đang thắc mắc tuổi thọ của muỗi kéo dài trong thời gian bao lâu.
Có bao nhiêu loài muỗi
Theo những báo cáo, nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận có khoảng 3.500 loài muỗi. Riêng họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài.
Các loài muỗi nguy hiểm nhất tại Việt Nam gồm muỗi Aedes (Truyền virus sốt xuất huyết và virus Zika.), muỗi Anophe (Lây truyền sốt rét), muỗi Culex (Gây bệnh viêm não Nhật bản B và truyền bệnh giun chỉ.)
Muỗi nguy hiểm như thế nào?
Nhắc đến muỗi thì loại vật này hẳn không còn xa lạ đối với chúng ta. Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae. Kích thước của muỗi thường ít khi lớn hơn vài mm và trọng lượng chỉ khoảng 2-2.5mg. Tuy bé nhỏ là vậy nhưng bạn có biết theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muỗi được liệt vào loại động vật nguy hiểm nhất hành tinh. Thống kê chỉ ra, trong năm 2018, loài muỗi đã gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người trên thế giới.
Muỗi là loài sinh vật trung gian truyền nhiều các loại bệnh gây nguy hiểm chết người như sốt xuất huyết, sốt vàng, west nile… Đặc biệt là ở những khu vực đang chậm phát triển các dịch bệnh phát sinh do muỗi thường khiến người không được chữa trị mà dẫn đến tử vong.
Hiện nay theo thống kê thì 40% dân số trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ bị sốt xuất huyết do muỗi gây ra. Đối với những người trưởng thành thì căn bệnh này thường không gây tử vong nhưng lại cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Sốt xuất huyết chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em tại một số nước ở Châu Á và Mỹ Latinh đặc biệt là Châu Phi, trung bình cứ 45 giây một trẻ em bị nhiễm sốt rét. Căn bệnh này không có thuốc hay vaccine ngừa mà phương pháp điều trị thường là cố gắng giữ nước cho người bệnh.
Mỗi năm có khoảng 200.000 người nhiễm bệnh sốt da vàng và trong số đó có khoảng 30.000 người xấu số không qua khỏi.
Sốt da vàng cũng là một dạng sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian bị bệnh nặng thì hầu hết các bệnh nhân hồi phục. Nhưng khoảng 15% bị các biến chứng độc hại, bắt đầu bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng, khoảng một nửa trong số bệnh nhân bị các biến chứng tử vong. Từ những năm 1980 do các nạn phá rừng, du lịch hàng không gia tăng dẫn đến biến đổi khí hậu khiến hệ miễn dịch con người suy giảm và điều đó dẫn đến các ca mắc bệnh sốt da vàng gia tăng.
Để mà kể hết các bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra thì rất nhiều, trên đây là các căn bệnh nguy hiểm nhất mà loài sát thủ bé nhỏ này gây ra, chớ mà đánh giá muỗi qua kích thước của chúng nhé các bạn.
Giai đoạn phát triển của muỗi
- Trứng: Muỗi trưởng thành sẽ đặt trứng trên mặt nước, mỗi lần từ 100 đến 400 trứng. Sau 2 đến 3 ngày, những trứng này sẽ nở thành ấu trùng. Khu vực lý tưởng cho việc này thường là những nơi ẩm ướt như ao hồ, sông suối và các vùng đất thấp.
- Ấu trùng: Kích thước của muỗi là từ 2 đến 5mm. Sau khi tiến hóa thành giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ hoàn toàn sống dưới nước. Ấu trùng này cũng được gọi là thanh trùng và di chuyển bằng cách làm cong cơ thể để tạo lực đẩy. Trải qua giai đoạn này trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 ngày, chúng lột xác mà không có nhiều sự thay đổi đáng kể.
- Nhộng: Tiếp theo trong vòng đời của muỗi là giai đoạn nhộng, đây là thời điểm phát triển và nghỉ ngơi mà không ăn. Nhộng còn được biết đến với cái tên lăng quăng hoặc bọ gậy, chúng sống dưới nước và chỉ cần ít oxy để đợi đến khi hoàn toàn tiến hóa./li>
- Muỗi trưởng thành: Đây là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của muỗi. Sau khi tách ra từ nhộng, muỗi trưởng thành sẽ nghỉ ngơi trên mặt nước trong một thời gian ngắn để các bộ phận cơ thể khô và cứng lại. Quá trình lột xác cuối cùng kéo dài khoảng 15 phút khi chúng chui ra khỏi vỏ nhộng. Khi trưởng thành, muỗi đực không hút máu mà chỉ hút mật hoa và nhựa cây để sinh tồn. Muỗi cái có vòi hút máu đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu, đó là nguồn protein cần thiết cho quá trình sản xuất trứng.
Sử dụng cửa lưới chống muỗi bảo vệ gia đình bạn
Muỗi được biết đến là loài côn trùng gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Thay vì dùng thuốc xịt, các biện pháp phòng ngừa không ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:
- Giữ cho môi trường không có nước đọng, tránh để các khu vực trong nhà ẩm ướt và dọn dẹp vệ sinh hàng ngày.
- Bảo vệ môi trường xung quanh để thông thoáng, không tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của muỗi, ví dụ như cắt tỉa cỏ thường xuyên.
- Lắp cửa lưới chống muỗi là một giải pháp hiện đại, giúp ngăn chặn muỗi và các loại côn trùng khác như kiến, ruồi, chuột, đồng thời giảm bụi bẩn từ bên ngoài vào trong nhà.
Loại cửa lưới này không chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của muỗi mà còn giúp ngăn lây lan bệnh và bảo vệ sức khỏe gia đình. Nó an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm môi trường. Được làm từ vật liệu chắc chắn, cửa lưới này có tuổi thọ cao, từ 5 đến 10 năm, tiết kiệm chi phí lâu dài.
Đây là những giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm thiểu sự phát triển của muỗi và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe.