Con Ruồi Trâu Đốt Có NGUY HIỂM Không Và Cách Phòng Hiệu Quả

Sai lầm khi cho rằng con ruồi trâu không nguy hiểm đang là suy nghĩ phổ biến. Vết cắn của loài ruồi này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm và lở loét, đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời. Không chỉ gây ngứa như muỗi thông thường, vết cắn của ruồi trâu có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu cùng Cửa lưới chống muỗi Việt Thống.

Bị con ruồi trâu đốt có sao không?

Bị con ruồi trâu đốt có sao không?
Bị con ruồi trâu đốt có sao không?

Khi bị ruồi trâu cắn hay con mồng cắn, người bị cắn có thể gặp các triệu chứng như ngứa và đau đớn do vết đốt hút máu. Trong một số trường hợp, vết cắn của ruồi trâu có thể gây ra cảm giác giống như bị bỏng. Mặc dù vết cắn của ruồi trâu không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được xử lý và điều trị đúng cách, nó có thể dễ bị nhiễm trùng.

Người bị cắn nên theo dõi vết thương thường xuyên và đặc biệt chú ý đến sự thay đổi nhiệt độ cơ thể sau khi bị mòng đốt.

Những dấu hiệu bị ruồi trâu đốt

Những dấu hiệu bị ruồi trâu đốt
Những dấu hiệu bị ruồi trâu đốt

Dưới đây là 3 mức độ dấu hiệu khi bị con mồng cắn, từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt, dấu hiệu cuối cùng cần được đưa đi bệnh viện hoặc điều trị ngay lập tức.

  • Vết cắn sưng đỏ và có diện tích lớn.
  • Một số trường hợp bị ruồi trâu cắn có thể gây phồng rộp và xuất hiện bọng nước.
  • Với những người có cơ địa nhạy cảm, có thể bị phát ban, sốt cao, chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí khó thở. Trong trường hợp này, cần nhập viện điều trị hoặc khám bác sĩ gần nhất để được kê đơn thuốc phù hợp.

Tuy vòng đời của ruồi và ruồi râu khá ngắn nhưng chúng mang rất nhiều vi khuẩn và virus gây bệnh. Cần cẩn thận và cần có cách tiêu diệt cũng nhưng phòng chống chúng trong môi trường sống của bạn.

Cách xử lý vết đốt của ruồi trâu

Cách xử lý vết đốt của ruồi trâu
Cách xử lý vết đốt của ruồi trâu

Nếu bạn bị con mòng trâu cắn và hút máu, cần xử lý vết cắn nhanh chóng. Điều quan trọng là phải theo dõi tình trạng vết thương, không nên chủ quan vì nghĩ rằng ruồi trâu hoặc vết cắn của nó sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dựa vào mức độ biểu hiện sau khi bị ruồi trâu đốt, bạn sẽ có cách xử lý phù hợp và kịp thời.

Nếu vết cắn chỉ ở giai đoạn đầu, nhẹ, chỉ ngứa và không có triệu chứng kèm theo, chỉ cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn. Sau đó, băng kín vết thương bằng gạc hoặc băng cá nhân để bảo vệ. Tránh gãi vết đốt vì sẽ gây sưng tấy, lở loét, và dễ viêm nhiễm.

Nếu sau khoảng 4 ngày, vết cắn không có dấu hiệu tự thuyên giảm, vết thương ngày càng to và sưng hơn, kèm theo cảm giác hơi sốt, nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Nếu vết cắn trở nên nghiêm trọng trong 1-2 ngày, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, sốt cao liên tục, khó thở, chóng mặt, huyết áp không ổn định, bạn nên nhập viện ngay để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Cách phòng chống ruồi trâu hiệu quả bằng cửa lưới chống côn trùng

Cách phòng chống ruồi trâu hiệu quả bằng cửa lưới chống côn trùng
Cách phòng chống ruồi trâu hiệu quả bằng cửa lưới chống côn trùng

Ngoài các biện pháp phòng chống ruồi thông thường như mặc quần áo dài tay, sử dụng thuốc xịt côn trùng, hoặc kem đuổi côn trùng, việc sử dụng cửa lưới chống côn trùng là một giải pháp rất hiệu quả hiện nay.

Cửa lưới chống côn trùng Việt Thống được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn các loại côn trùng xâm nhập vào nhà. Ngay cả các loại côn trùng nhỏ như ruồi hay muỗi cũng không thể lọt qua lớp lưới này. Vì vậy, việc lắp đặt cửa lưới chống muỗi là một biện pháp rất khả quan để bảo vệ khỏi ruồi trâu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger Zalo Hotline