Sốt rét: Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa cần biết

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do ký sinh trùng Plasmodium gây ra và lây lan qua vết đốt của muỗi nhiễm bệnh. Ở Việt Nam, bệnh chủ yếu xuất hiện tại khu vực Miền Trung Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Dù cơ thể có thể phát triển khả năng miễn dịch tạm thời sau khi mắc bệnh, song vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét. Cần nắm rõ thông tin về bệnh cũng như cách phòng bệnh để có thể phòng và phát hiện bệnh kịp thời

Tổng quan về bệnh sốt rét

Sốt rét là gì?

Sốt rét là gì?
Sốt rét là gì? Tổng quan về bệnh sốt rét

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium và lây truyền qua vết đốt của muỗi Anopheles. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt tại châu Mỹ, châu Á, và châu Phi.

Sốt rét là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu, thống kê từ WHO có 249 triệu ca mắc sốt rét vào năm 2022 và số ca tử vong do sốt rét ước tính là 608.000. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi bệnh sốt rét; vào năm 2022, nhóm này đã chiếm gần 80% số ca tử vong do sốt rét tại Khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).[1]

Mặc dù có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách, sốt rét nặng có thể tiến triển rất nhanh, gây tử vong trong vòng vài giờ đến vài ngày. Tỷ lệ tử vong ở những ca nặng có thể lên đến 20%, đặc biệt đối với những trường hợp không được chăm sóc y tế kịp thời. Trẻ em mắc sốt rét có nguy cơ cao bị mất máu, tổn thương não và suy giảm thần kinh vĩnh viễn, gây ra các rối loạn về hành vi và nhận thức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển sau này.

Nguyên nhân gây bệnh sốt rét

Nguyên nhân gây bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium gây ra

Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, với 5 loại chính là Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi.[2]

Trong đó, Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax là hai loài nguy hiểm nhất, gây ra nhiều ca mắc và tử vong do sốt rét trên toàn cầu. Plasmodium knowlesi, dù chủ yếu lây nhiễm trên khỉ, nhưng cũng có thể gây bệnh nặng ở người đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á.

Bệnh sốt rét lây truyền qua vết đốt của muỗi Anopheles, loài muỗi trung gian truyền bệnh chính. Trên thế giới, có khoảng 70 loài Anopheles có khả năng truyền sốt rét, nhưng chỉ khoảng 40 loài là tác nhân chính. Tại Việt Nam, 3 loài muỗi chủ yếu gây bệnh là Anopheles minimus, Anopheles dirus và Anopheles epiroticus, phân bố ở các khu vực rừng núi và ven biển. Muỗi Anopheles phát triển mạnh vào mùa mưa và có thể sống đến 4 tuần, trong thời gian đó, chúng có khả năng truyền bệnh.

Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng Plasmodium trong cơ thể muỗi kéo dài khoảng 10 ngày, sau đó chúng di chuyển lên tuyến nước bọt của muỗi và có thể truyền bệnh qua vết đốt mới. Khi một người bị muỗi nhiễm bệnh đốt, ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào máu và bắt đầu gây bệnh.

Người là ổ chứa duy nhất của ký sinh trùng sốt rét, và những bệnh nhân không được điều trị đúng cách có thể là nguồn lây truyền bệnh cho muỗi trong nhiều năm. Máu dự trữ nhiễm ký sinh trùng cũng có thể truyền bệnh trong ít nhất một tháng. Do đó, việc điều trị kịp thời và hiệu quả là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của sốt rét.

Phương thức lây truyền bệnh sốt rét

Phương thức lây truyền bệnh sốt rét
Phương thức lây truyền bệnh sốt rét chủ yếu do muỗi đốt

Phương thức lây truyền bệnh sốt rét chủ yếu là qua vết đốt của muỗi Anopheles bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium. Khi muỗi đốt một người đã nhiễm bệnh, ký sinh trùng Plasmodium từ máu của người bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể muỗi và phát triển trong dạ dày của nó.

Sau khoảng 10 ngày, ký sinh trùng hoàn thành chu kỳ phát triển, tạo thành hàng nghìn thoa trùng (dạng lây nhiễm của ký sinh trùng), tập trung ở tuyến nước bọt của muỗi. Khi muỗi tiếp tục đốt người khác, thoa trùng sẽ xâm nhập vào máu và bắt đầu gây bệnh ở người mới.

Ngoài con đường lây truyền qua muỗi, bệnh sốt rét còn có thể lây qua một số phương thức khác như truyền máu, sử dụng kim tiêm không được vô trùng, và từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Tuy nhiên, các con đường này ít phổ biến hơn so với lây truyền qua muỗi Anopheles.

Triệu chứng sốt rét

Triệu chứng của bệnh sốt rét thường xuất hiện sau khi bị muỗi Anopheles đốt và ký sinh trùng Plasmodium xâm nhập vào cơ thể, với thời gian ủ bệnh từ 7 đến 30 ngày, tùy thuộc vào loài ký sinh trùng.

Sốt rét thể nhẹ (không có biến chứng)

triệu chứng sốt rét
Sốt rét thể nhẹ (không có biến chứng)

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt rét nhưng chưa có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, có thể xuất hiện hoặc không có các triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm:

  • Ba giai đoạn đặc trưng của cơn sốt: Rét run, sốt cao, và vã mồ hôi.
  • Cơn sốt không điển hình: Sốt thất thường, cảm giác lạnh, rùng mình, sốt liên tục hoặc biến đổi thất thường.
  • Các biểu hiện khác: Thiếu máu, gan to, lách to,…

Sốt rét nặng và biến chứng

triệu chứng Sốt rét nặng và biến chứng
Triệu chứng Sốt rét nặng và biến chứng

Sốt rét với các biến chứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng, thường gặp ở bệnh nhân nhiễm P. falciparum hoặc kết hợp với P. falciparum. Tuy nhiên, P. vivax hoặc P. knowlesi đơn lẻ cũng có thể dẫn đến sốt rét nặng.

Những dấu hiệu cảnh báo sốt rét nặng bao gồm:

  • Rối loạn ý thức nhẹ, thoáng qua (lơ mơ, mê sảng, bồn chồn,…).
  • Sốt kéo dài liên tục.
  • Rối loạn đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng cấp, tiêu chảy nhiều lần.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Mật độ ký sinh trùng cao trong máu.
  • Thiếu máu nghiêm trọng: Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.

Các biểu hiện lâm sàng của sốt rét nặng: Có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều cơ quan như não, gan, thận, phổi,…

Triệu chứng xảy ra khi loại trừ các nguyên nhân khác và có những dấu hiệu như:

  • Hôn mê, mệt lả.
  • Co giật trên 2 lần/24 giờ.
  • Khó thở, thở sâu, rối loạn nhịp thở.
  • Phù phổi cấp tính, nghe thấy ran ẩm ở hai đáy phổi.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính, tím tái, co kéo cơ hô hấp, SpO2 < 92%.
  • Suy tuần hoàn hoặc sốc: Mạch nhanh, yếu, khó bắt.
  • Huyết áp tâm thu < 80 mmHg ở người lớn hoặc giảm hơn 20 mmHg so với mức bình thường ở trẻ em, chân tay lạnh, thiểu niệu.
  • Suy thận cấp: Lượng nước tiểu dưới 0,5 ml/kg/giờ.
  • Vàng da kèm theo rối loạn chức năng của các cơ quan khác.
    Chảy máu bất thường (dưới da, trong cơ, xuất huyết tiêu hóa) hoặc xuất huyết cơ quan.
  • Trẻ em: Thiếu máu nghiêm trọng, co giật, hôn mê, hạ đường huyết, suy hô hấp, toan chuyển hóa.
  • Phụ nữ mang thai: Hạ đường huyết, thiếu máu, sảy thai, sinh non, nhiễm trùng hậu sản sau khi sảy thai hoặc sinh non.

Biến chứng của bệnh sốt rét

Biến chứng của bệnh sốt rét
Biến chứng của bệnh sốt rét

Biến chứng rất nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng phổ biến của bệnh sốt rét bao gồm:

  • Suy nội tạng: Sốt rét có thể gây suy gan, thận hoặc phổi do sự tắc nghẽn và tổn thương mô bởi ký sinh trùng sốt rét.
  • Thiếu máu nghiêm trọng: Ký sinh trùng sốt rét phá hủy các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu nặng và làm suy yếu cơ thể.
  • Sốt rét ác tính (cerebral malaria): Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, khi ký sinh trùng tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ra co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.
  • Phù phổi cấp tính: Biến chứng này khiến phổi tích tụ dịch, gây khó thở nghiêm trọng và có thể dẫn đến suy hô hấp.
  • Hạ đường huyết: Đặc biệt xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc người bị sốt rét nặng, khiến lượng đường trong máu giảm nghiêm trọng, gây ra nguy cơ hôn mê hoặc tử vong.
  • Rối loạn đông máu: Người mắc sốt rét nặng có thể bị rối loạn đông máu, dẫn đến chảy máu trong và làm tăng nguy cơ tử vong.
  • Suy tim: Do ảnh hưởng của sốt cao kéo dài và các vấn đề khác liên quan đến tuần hoàn máu, sốt rét có thể gây suy tim.
  • Viêm lách: Sốt rét thường gây ra lách to, và nếu không được điều trị, lách có thể bị vỡ, dẫn đến xuất huyết nội tạng.

Các biến chứng này thường gặp ở những người bị sốt rét nặng hoặc không được điều trị kịp thời, do đó điều trị nhanh chóng và đúng cách là rất quan trọng để tránh những hậu quả nghiêm trọng của bệnh.

Phương pháp chẩn đoán & điều trị sốt rét

Phương pháp chẩn đoán sốt rét

Phương pháp chẩn đoán sốt rét
Phương pháp chẩn đoán sốt rét
  • Xét nghiệm nhuộm giọt máu: Đây là phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán sốt rét. Mẫu máu được nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện ký sinh trùng sốt rét. Phương pháp này cho phép xác định loại ký sinh trùng và mật độ nhiễm.
  • Xét nghiệm kháng nguyên nhanh (RDT): Đây là một xét nghiệm nhanh, có thể cho kết quả trong vòng 15-30 phút bằng cách phát hiện các kháng nguyên của ký sinh trùng trong máu. Tuy nhiên, độ nhạy của xét nghiệm có thể thấp hơn so với nhuộm máu.
  • Xét nghiệm PCR (Phản ứng chuỗi polymerase): Phương pháp này sử dụng để phát hiện ADN của ký sinh trùng sốt rét. Mặc dù rất chính xác nhưng nó thường tốn kém và chỉ thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên sâu.
  • Test kháng thể: Test kháng thể tìm kiếm sự hiện diện của các kháng thể chống lại ký sinh trùng sốt rét trong máu, thường sử dụng để xác định tiền sử nhiễm sốt rét.
  • Các phương pháp lâm sàng: Bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh sốt rét dựa trên các triệu chứng như sốt cao, run rẩy, đổ mồ hôi, và tiền sử du lịch hoặc sống ở khu vực có dịch bệnh sốt rét.

Phương pháp điều trị sốt rét

Phương pháp điều trị sốt rét
Phương pháp điều trị sốt rét

Nguyên tắc điều trị

  • Phát hiện và can thiệp kịp thời, sử dụng đúng liệu phápđủ liều lượng.
  • Điều trị nhanh chóng nhằm cắt đứt cơn sốt, đồng thời phòng ngừa lây lan (đặc biệt với sốt rét do P. falciparum) và điều trị triệt để (với sốt rét do P. vivax, P. ovale) ngay từ những ngày đầu của bệnh.
  • Các trường hợp nhiễm P. falciparum không được sử dụng thuốc đơn lẻ mà phải kết hợp các loại thuốc để tăng cường hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc.
  • Phương pháp điều trị kết hợp giữa thuốc đặc hiệu, chăm sóc hỗ trợ và nâng cao thể trạng của bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân mắc sốt rét có các bệnh lý kèm theo, việc điều trị phải bao gồm cả bệnh lý này.
  • Trong trường hợp sốt rét ác tính, bệnh nhân cần được chuyển đến đơn vị hồi sức cấp cứu của các bệnh viện tuyến huyện trở lên, theo dõi liên tục và thực hiện hồi sức tích cực.
  • Đối với một số trường hợp nghi ngờ sốt rét có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, có thể chỉ định điều trị sau khi loại trừ các nguyên nhân khác.
  • Điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào thể bệnh và bác sĩ sẽ dựa theo phác đồ được ban hành bởi Bộ Y Tế theo Quyết định 2699/QĐ-BYT, 2020 [3]. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét.
  • Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà để tránh lây lan bệnh cho người khác và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu bệnh không được kiểm soát.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp kiểm soát và giảm thiểu tiến triển của bệnh sốt rét:

  • Không được tự ý ngưng thuốc hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ngoài đơn thuốc của bác sĩ.
  • Tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn và khuyến cáo của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thời gian điều trị.
  • Đi khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến triển của bệnh và đánh giá sức khỏe tổng quát.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Áp dụng các biện pháp phòng tránh sốt rét hiệu quả.

Cách phòng ngừa sốt rét hiệu quả nên biết

Cũng như sốt xuất huyết, sốt rét cách phòng ngừa hiệu quả nhất là ngăn tiếp xúc với tác nhân truyền bệnh đó là muỗi. Để ngăn chặn tiếp xúc với muỗi có nhiều cách khác nhau cùng điểm qua một số cách nha.

Sử dụng cửa lưới chống muỗi chống côn trùng – Ngăn chặn từ bên ngoài.

Muỗi Anopheles có xu hướng sống gần các khu dân cư. Các vũng nước gần nhà hoặc chuồng trại gia súc có thể là nơi chúng đẻ trứng và phát triển. Vì thế tác nhân gây bệnh sẽ từ ngoài bay vào nhà bạn. Nên sử dụng cửa lưới chống côn trùng là giải pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Sử dụng cửa lưới chống muỗi chống côn trùng
Sử dụng cửa lưới chống muỗi chống côn trùng – Ngăn chặn từ bên ngoài.

Cửa lưới vừa chống côn trùng, chống muỗi hiệu quả với mắt lưới siêu nhỏ không công trùng nào qua được. Được làm từ sợi thủy tinh hoặc lưới inox 304 không gỉ nên yên tâm không sợ mưa hay ngậm nước hư. Lưới inox 304 còn chống chuột, gián, đặc biệt mưa nước ngập rết hay vào nhà nên chống được luôn cả rết.

Thời gian mang lại hiệu quả lâu dài nếu được lắp và bảo dưỡng đúng cách có thể dùng 5 – 10 năm tùy loại. Ngoài ra còn góp phần làm sản phẩm nội thất cho ngôi nhà của bạn trở nên hiện đại, tiện ích có tính ứng dụng cao.

Mời bạn tham khảo một số mẫu cửa lưới tại Việt Thống

Miễn phí khảo sát và gửi mẫu cửa lưới tại TPHCM
Đặt lịch khảo sát và gửi mẫu miễn phí tại nhà ngay hôm này

Các cách phòng ngừa muỗi truyền bệnh sốt rét khác

Các cách phòng ngừa muỗi truyền bệnh sốt rét khác
Các cách phòng ngừa muỗi truyền bệnh sốt rét khác
  • Ngủ dưới màn chống muỗi, đặc biệt là màn tẩm hóa chất diệt muỗi, giúp ngăn chặn muỗi Anopheles đốt vào ban đêm.
  • Sử dụng các loại kem, dầu hoặc thuốc xịt chống muỗi lên da và quần áo, đặc biệt khi ra ngoài vào buổi tối và sáng sớm.
  • Mặc quần áo dài tay, quần dài, và dùng vớ để che phủ các phần da, giúp giảm nguy cơ bị muỗi đốt.
  • Loại bỏ nước tù đọng ở các vật dụng như chai lọ, lốp xe, bể chứa nước, ao hồ, nơi muỗi có thể sinh sản. Giữ cho môi trường xung quanh nhà sạch sẽ và thông thoáng.
  • Hạn chế ra ngoài vào lúc sáng sớm và chiều tối, thời gian mà muỗi Anopheles hoạt động mạnh nhất.
  • Xông tinh dầu, trồng cây đuổi muỗi ở sân vườn hoặc đặt cây trong nhà.

Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Thời gian ủ bệnh sốt rét thường dao động từ 9 đến 30 ngày, nhưng trong một số trường hợp có thể kéo dài đến cả năm, tùy thuộc vào loại ký sinh trùng gây bệnh.
Trả lời: Bệnh sốt rét lây truyền qua vết đốt của muỗi cái Anopheles nhiễm ký sinh trùng. Nó cũng có thể lây qua truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc từ mẹ sang con trong thai kỳ.

Trả lời: Người bệnh nên uống nước đường, nước ép từ trái cây tươi, rau xanh, nước dừa, và dung dịch bù điện giải. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên sử dụng nước đã được đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ lưỡng.
Trả lời: Tránh sử dụng đồ uống có cồn, trà, caffein và nước đá vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến gan và làm suy giảm hệ miễn dịch. Nước lạnh dễ gây viêm họng, và thức ăn cay, nóng có thể làm cơ thể khó chịu hơn.

Tóm lại, sốt rét là căn bệnh nguy hiểm do muỗi Anopheles truyền ký sinh trùng gây ra. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa như: Sử dụng cửa lưới chống côn trùng, sử dụng màn chống muỗi, phun thuốc diệt muỗi, và duy trì vệ sinh môi trường là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, mỗi người cần ý thức phòng tránh và tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn y tế, nhất là khi sống hoặc di chuyển đến vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Chat Zalo Facebook Chat Facebook Hotline Gọi Hotline