Tổng quan về sốt xuất huyết: Triệu chứng, nguồn truyền bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền nhanh chóng trong mùa mưa, đặc biệt TPHCM đang trong đợt triều cường lớn nước ngập tạo điều kiện thuận lợi để cho muỗi sinh sôi và phát triển. Ngay bây giờ cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích về sốt xuất huyết cũng như cách phòng chống mang lại hiệu quả lâu dài, đảm bảo an toàn nhất dưới đây nhé!

Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua vết đốt

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dengue gây ra, lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn Aedes aegypti mang virus. Có bốn loại virus Dengue, bao gồm : DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4.

Một đặc điểm đáng lo ngại là khoảng 40% – 80% người nhiễm bệnh không có triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây truyền virus cho người khác thông qua muỗi. Điều này làm cho việc kiểm soát và ngăn chặn bệnh trở nên khó khăn hơn [2].

Tình hình dịch tễ

Biểu đồ sốt xuất huyết tuần 41 năm 2024 HCM
Biểu đồ sốt xuất huyết tuần 41 năm 2024 tại TPHCM

Sốt xuất huyết đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII và hiện nay, khoảng một nửa dân số thế giới đang có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, với ước tính khoảng 100 – 400 triệu ca nhiễm xảy ra mỗi năm [1]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này và tuyên bố rằng thế kỷ 21 là thời kỳ phòng chống sốt xuất huyết.

Số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất được ghi nhận vào năm 2023, ảnh hưởng đến hơn 80 quốc gia ở tất cả các khu vực của WHO. Kể từ đầu năm 2023, việc lây truyền liên tục, kết hợp với sự gia tăng bất ngờ của các ca sốt xuất huyết, đã dẫn đến mức cao kỷ lục với hơn 6,5 triệu ca nhiễm và hơn 7.300 ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết được báo cáo.

Bệnh hiện đang xuất hiện ở hơn 100 quốc gia trong các khu vực của WHO tại châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Các khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó châu Á chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Con đường lây nhiễm của sốt xuất huyết

con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn nguồn lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết lây truyền chủ yếu qua muỗi vằn Aedes aegypti và Aedes albopictus, hai loài muỗi hoạt động mạnh vào ban ngày. Khi muỗi này đốt một người bị nhiễm virus Dengue, chúng sẽ hút virus vào cơ thể và sau đó truyền virus cho người khác qua các vết đốt tiếp theo.

Điều đáng lưu ý là chỉ muỗi cái mới có khả năng truyền virus, do chúng cần máu để nuôi trứng. Môi trường nước sạch, lắng đọng, chẳng hạn như lu nước, thùng nước hay bình hoa, là nơi lý tưởng để muỗi vằn sinh sản và phát triển. Chính vì vậy, việc loại bỏ các nguồn nước tù đọng và duy trì vệ sinh môi trường sống là biện pháp phòng tránh lây lan bệnh hiệu quả.

Triệu chứng sốt xuất huyết

triệu chứng sốt xuất huyết
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Phần lớn người mắc sốt xuất huyết có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng và sẽ hồi phục sau 1–2 tuần. Hiếm khi, sốt xuất huyết có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Nếu có triệu chứng, chúng thường xuất hiện sau 4–10 ngày kể từ khi nhiễm và kéo dài từ 2–7 ngày [1].

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sốt cao (40°C/104°F)
  • Đau đầu dữ dội
  • Cảm giác đau nhức sau mắt
  • Đau cơ và khớp
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Sưng các hạch bạch huyết
  • Xuất hiện phát ban trên da

Những người bị nhiễm lần thứ hai có nguy cơ cao bị sốt xuất huyết nặng.

Các triệu chứng sốt xuất huyết nặng thường xảy ra sau khi cơn sốt đã hạ:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn ói liên tục
  • Thở gấp
  • Chảy máu ở lợi hoặc mũi
  • Cảm giác kiệt sức
  • Bồn chồn, khó chịu
  • Có máu trong chất nôn hoặc phân
  • Cảm giác khát nước dữ dội
  • Da nhợt nhạt, lạnh
  • Cảm giác mệt mỏi và yếu sức

Những người gặp các triệu chứng nghiêm trọng này cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Cách điều trị sốt xuất huyết

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán virus dengue
Chẩn đoán virus dengue

Chẩn đoán sốt xuất huyết chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu. Khi bệnh nhân có các biểu hiện của nhiễm bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác định sự hiện diện của virus Dengue.

Phương pháp phổ biến nhất là xét nghiệm kháng nguyên NS1, thường được thực hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, nhằm phát hiện protein của virus trong máu. Bên cạnh đó, xét nghiệm kháng thể IgM và IgG cũng được sử dụng để xác định phản ứng miễn dịch của cơ thể với virus, giúp đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh.

Ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ còn theo dõi các dấu hiệu cảnh báo nặng như chảy máu, nôn mửa nhiều, hoặc đau bụng dữ dội để phát hiện nguy cơ sốt xuất huyết nặng. Việc chẩn đoán sớm và chính xác là yếu tố quyết định trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh sốt xuất huyết
Hướng dẫn điều trị các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng, vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho virus Dengue. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nướcbổ sung điện giải để bù lại lượng nước mất do sốt và nôn ói. Việc uống nước hoa quả, dung dịch oresol hoặc nước dừa là cách tốt để giữ cơ thể luôn đủ nước.

Ngoài ra, hạ sốt là một biện pháp quan trọng. Người bệnh có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen, vì các thuốc này có thể gây chảy máu [1].

Trong những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi sát sao. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp kiểm soát biến chứng như truyền dịch, theo dõi huyết áp, và xử lý khi có dấu hiệu chảy máu hoặc suy tạng. Điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết nặng. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không tự ý dùng thuốc để tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là ngăn muỗi đốt bằng cách diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt.

Cửa lưới chống muỗi ngăn chặn muỗi xâm nhập vào không gian sống

Sử dụng cửa lưới chống muỗi là biện pháp hiệu quả, không chỉ đảm bảo an toàn cho không gian sống mà còn giúp ngăn chặn muỗi và các loại côn trùng khác như kiến ba khoang, ruồi, gián, chuột xâm nhập. Đồng thời, cửa lưới vẫn giữ được sự thông thoáng cho ngôi nhà, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

chống muỗi đốt bằng cửa lưới
Cửa lưới chống muỗi ngăn chặn muỗi xâm nhập vào không gian sống

Với độ bền cao, cửa lưới chống muỗi là giải pháp lâu dài trong việc ngăn chặn côn trùng. Nếu lắp đặt và bảo quản đúng cách, sản phẩm có thể sử dụng từ 5 đến 10 năm. Bên cạnh tính năng bảo vệ, cửa lưới còn là một món đồ nội thất, giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, mang lại vẻ đẹp hiện đại và tinh tế.

Mời bạn tham khảo một số mẫu cửa lưới tại Việt Thống

Miễn phí khảo sát và gửi mẫu cửa lưới tại TPHCM
Đặt lịch khảo sát và gửi mẫu miễn phí tại nhà ngay hôm này

Các biện pháp phòng chống muỗi khác

cách biện pháp phòng muỗi
Cách biện pháp phòng muỗi khác hiệu quả
  • Sử dụng màn khi ngủ, kể cả ban ngày.
  • Thoa kem chống muỗi lên da khi ra ngoài.
  • Mặc quần áo dài tay để hạn chế muỗi đốt.
  • Sử dụng vợt điện, đèn bắt muỗi hoặc máy xông chống muỗi.
  • Trồng cây đuổi muỗi trong vườn hoặc đặt chậu cây trong phòng

Các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng

Các biện pháp diệt muỗi
Các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng
  • Phun thuốc diệt muỗi định kỳ trong nhà và khu vực xung quanh.
  • Sử dụng hóa chất diệt loăng quăng (bọ gậy) trong các vật chứa nước.
  • Đậy kín các vật dụng chứa nước như lu, chum, bể nước.
  • Dọn sạch các vũng nước đọng, chai lọ, lốp xe hỏng quanh nhà.
  • Thay nước bình hoa, đĩa lót chậu cây thường xuyên.
  • Tự chế bẫy bắt muỗi
  • Sử dụng muỗi biến đổi gen
  • Sử dụng thiên địch của muỗi

Các câu hỏi thường gặp

Trả lời: Cần nghỉ ngơi, ăn đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung điện giải. Dùng thuốc hạ sốt bằng paracetamol, tránh aspirin/ibuprofen, theo dõi triệu chứng nặng và đến bệnh viện khi cần.
Trả lời: Sau khi bị muỗi đốt, nếu nhiễm virus sốt xuất huyết, thời gian ủ bệnh trong 4–10 ngày. Sau đó sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhiễm bệnh.
Trả lời: Sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7–10 ngày, và hầu hết người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 1–2 tuần.
Trả lời: Chống muỗi đốt bằng cửa lưới, phát quang bụi rậm diệt muỗi, diệt lăng quăng kết hợp ngủ màn mặc quần áo dài tay…
Trả lời: Sốt xuất huyết lần 2 thường nặng hơn lần 1 do cơ thể đã phát triển kháng thể từ lần nhiễm đầu tiên. Khi bị nhiễm loại virus sốt xuất huyết khác, kháng thể này có thể không đủ mạnh để tiêu diệt virus mới, dẫn đến phản ứng miễn dịch mạnh hơn và làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết nặng, như hội chứng sốc sốt xuất huyết hoặc xuất huyết nội tạng.
Trả lời: Sốt xuất huyết có thể mắc tối đa 4 lần trong đời, vì có 4 chủng virus dengue (DENV-1, DENV-2, DENV-3, DENV-4). Mỗi lần nhiễm sẽ tạo ra miễn dịch suốt đời với chủng đó, nhưng không bảo vệ khỏi các chủng khác, nên vẫn có thể bị lại với chủng khác.

Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh sốt xuất huyết, đây là một trong những bệnh nguy hiểm cần có biện pháp phòng ngừa. Hãy sử dụng các biện pháp phòng ngừa như cửa lưới để ngăn chặn muỗi vào khu vực sinh hoạt, diệt lăng quăng, diệt muỗi để không có cơ hội tiếp xúc với nguồn truyền bệnh. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger Zalo Hotline